Hợp đồng PPP là gì? Có những dạng hợp đồng PPP nào?

Hợp đồng PPP, dự án BOT, dự án BT… được nhắc đến khá nhiều hiện nay. Nhưng khái niệm về hợp đồng PPP là gì vẫn có nhiều người chưa nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT sẽ cùng mọi người giải đáp chi tiết vấn đề này.

1. Hợp đồng hợp tác công tư PPP là gì?

PPP là viết tắt của Public Private Partnership hay còn gọi là hợp tác công tư.

Căn cứ theo nội dung tại Khoản 16 điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định:

“Hợp đồng PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này.”

Hợp đồng PPP là gì? Có những dạng hợp đồng PPP nào?

Hợp đồng PPP là gì? 

Như vậy có thể hiểu hợp đồng PPP (hợp đồng hợp tác công tư) là thỏa thuận giữa nhà nước và các chủ đầu tư tư nhân trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng. Các dự án đầu tư sẽ được chuyển giao cho các chủ đầu tư tư nhân để thực hiện với sự hỗ trợ của nhà nước hoặc là sự kết hợp đầu tư của nhà nước và các chủ đầu tư tư nhân mang đến lợi ích chung cho cộng đồng. Tùy vào từng dự án mà hợp đồng có sự linh hoạt về cách thức hoạt động cho cả 2 bên.

2. Đặc điểm của hợp đồng PPP

Hợp đồng PPP là gì? Có những dạng hợp đồng PPP nào?

Đặc điểm của hợp đồng PPP

Là một trong những hình thức ký kết hợp đồng giữ nhà nước với chủ đầu tư tư nhân có thời hạn hợp đồng lâu nhất (10 – 50 năm). Trong đó đảm bảo quyền lợi giữa 2 bên được phân bổ đều phù hợp với mức đầu tư của cả 2 bên.

Khác với việc tư nhân hóa, PPP là hình thức hợp đồng mà nhà nước sẽ không ủy quyền toàn bộ cho nhà đầu tư tư nhân. Trong quá trình hoàn thiện các dự án, nhà nước vẫn chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định và quản lý công trình.

Cơ chế lợi nhuận linh hoạt và năng động, có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư tư bản, giúp đa dạng hóa cá hình thức đầu tư

3. Các loại hợp đồng dự án PPP

Các dạng hợp đồng cụ thể của hợp đồng PPP được quy định tại Điều 45 Luật Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 trong đó có 7 dạng hợp đồng chính. Tùy theo tính chất của hợp, hợp đồng dự án PPP được chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Những hợp đồng dự án có áp dụng thu phí trực tiếp từ cá nhân hoặc tổ chức khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ công:

Hợp đồng PPP là gì? Có những dạng hợp đồng PPP nào?

Các dạng hợp đồng PPP

- Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao - Hợp đồng BOT (Build - Operate – Transfer) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP về việc nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn trong hợp đồng, nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh - Hợp đồng BTO (Build - Transfer – Operate) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư về việc nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP để xây dựng công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng. Sau khi hoàn thành việc xây dựng, nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh, vận hành công trình/hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định.

- Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh - Hợp đồng BOO (Build - Own – Operate) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư về việc nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP để xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn hợp đồng, nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.

- Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý - Hợp đồng O&M (Operate – Manage) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư về việc nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP để kinh doanh, quản lý một phần hoặc toàn bộ công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có trong thời hạn nhất định. Hết thời hạn hợp đồng, nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP chấm dứt hợp đồng.

Nhóm 2: Những hợp đồng dự án mà Nhà nước sẽ thanh toán dựa theo chất lượng sản phẩm, dịch vụ công:

- Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ - Hợp đồng BTL (Build - Transfer – Lease) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư về việc nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP để xây dựng công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành. Nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP.

- Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao - hợp đồng BLT (Build - Lease – Transfer) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư về việc nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP để xây dựng công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời hạn nhất định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP. Hết thời hạn hợp đồng, nhà đầu tư/ doanh nghiệp dự án PPP chuyển giao công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhóm 3: Hợp đồng hỗn hợp

- Hợp đồng hỗn hợp: được hình thành dựa trên cơ sở là sự kết hợp giữa các loại hợp đồng nhóm 1 và nhóm 2. Đó là sự kết hợp giữa các hợp đồng: BOT, BTO, BOO, O&M, BTL và BLT.

Như vậy, tùy vào từng lĩnh vực, sẽ có những loại hợp đồng áp dụng khác nhau để phù hợp với mỗi dự án PPP.

4. Hợp đồng PPP áp dụng trong lĩnh vực, dự án nào?

Hợp đồng PPP là gì? Có những dạng hợp đồng PPP nào?

Hợp đồng PPP áp dụng trong lĩnh vực, dự án nào?

Lĩnh vực sử dụng hợp đồng PPP bao gồm:

- Giao thông vận tải;

- Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;

- Thủy lợi, cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải;

- Y tế;

- Giáo dục & đào tạo;

- Hạ tầng công nghệ thông tin.

5. Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP

Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020, Doanh nghiệp dự án PPP phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Giá trị bảo đảm được thực hiện theo quy định tại Nghị định 35/2021/NĐ-CP.

Hợp đồng PPP là gì? Có những dạng hợp đồng PPP nào?

Bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án PPP

- Căn cứ quy mô, tính chất của dự án, giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu theo mức xác định từ 1 - 3% tổng mức đầu tư của dự án.

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến ngày doanh nghiệp dự án PPP hoàn thành nghĩa vụ trong giai đoạn xây dựng công trình/ hệ thống cơ sở hạ tầng theo hợp đồng. Trường hợp nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP cần kéo dài thời gian xây dựng thì phải thực hiện gia hạn hợp đồng. Thời gian gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

- Doanh nghiệp dự án PPP được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng sau khi hoàn thành nghĩa vụ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng (trừ trường hợp không được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng). Đối với hợp đồng O&M, bảo đảm thực hiện hợp đồng được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà đầu tư hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

- Doanh nghiệp dự án PPP không được hoàn trả/ giải tỏa bảo đảm thực hiện hợp đồng trong các trường hợp:

+ Từ chối thực hiện hợp đồng sau khi ký kết hợp đồng;

+ Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

+ Không gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng

Trên đây là chi tiết các quy định liên quan đến hợp đồng PPP. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu về hợp đồng PPP là gì? Cũng như hiểu được các loại hợp đồng PPP để ứng dụng trong từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể.

 

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hợp đồng EPC là gì? Ưu, nhược điểm của hợp đồng EPC

Hợp Đồng Giao Kết Qua Email Có Hiệu Lực Không?

Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

HaTT

Tin tức liên quan