Thế nào là hợp đồng làm việc? Các loại hợp đồng làm việc phổ biến

Bên cạnh hợp đồng lao động thì hầu hết ai cũng đã nghe qua hợp đồng làm việc. Hợp đồng làm việc chủ yếu được sử dụng tại các tổ chức, đơn vị Nhà nước. Vậy, hợp đồng làm việc là gì? Các loại hợp đồng làm việc phổ biến hiện nay. Cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Hợp đồng làm việc là gì?

Thế nào là hợp đồng làm việc?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Viên chức 2010, hợp đồng làm việc được hiểu là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc và quyền & nghĩa vụ của các bên tham gia.

Trong đó, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định pháp luật.

2. Các loại hợp đồng làm việc theo quy định

Các loại hợp đồng làm việc phổ biến

Các loại hợp đồng làm việc được quy định tại Điều 25 Luật Viên chức 2010 sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 gồm:

(1) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn

Là loại hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 - 60 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người tuyển dụng làm viên chức từ ngày 01/07/2020, trừ các trường hợp:

- Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng đáp kiện được quy định tại Luật Viên này;

- Người được tuyển làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

(2) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn

Là loại hợp đồng làm việc mà trong đó hai bên liên quan không xác định thời hạn và thời điểm chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp:

- Viên chức được tuyển trước ngày 01/07/2020;

- Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập khi đáp ứng các điều kiện được quy định tại Luật này;

- Người được tuyển làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

3. Hướng dẫn nội dung, hình thức và thẩm quyền ký hợp đồng làm việc

Hướng dẫn lập hợp đồng làm việc đúng quy định pháp luật

3.1. Nội dung của hợp đồng làm việc

Tại khoản 1 Điều 26 Luật Viên chức 2010 quy định hợp đồng làm việc phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị;

- Họ & tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh của người được tuyển;

Trường hợp người được tuyển dưới 18 tuổi thì phải có: Họ & tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển

- Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;

- Quyền & nghĩa vụ của các bên tham gia;

- Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt hợp đồng (nếu có);

- Thời gian làm việc;

- Chế độ tập sự (nếu có);

- Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;

- BHXH, BHYT và các phúc lợi khác (nếu có);

- Hiệu lực của hợp đồng làm việc;

- Cam kết gắn với tính chất của ngành không trái quy định của Luật Viên chức 2010 và các quy định khác

3.2. Hình thức của hợp đồng làm việc

Quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Viên chức 2010, hợp đồng làm việc được thể hiện dưới dạng văn bản và được lập thành 03 bản, trong đó có một bản giao cho người được tuyển.

3.3. Thẩm quyền ký hợp đồng làm việc

Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Luật Viên chức, thẩm quyền ký hợp đồng làm việc theo quy định như sau:

- Hợp đồng làm việc được ký bởi người đứng đầu đơn vị với người được tuyển vào vị trí đó

- Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị bổ nhiệm thì trước khi ký hợp đồng làm việc phải có sự đồng ý của cấp đó.

4. Trường hợp thay đổi nội dung hợp đồng làm việc

Thay đổi nội dung của hợp đồng làm việc phải làm gì?

Trong trường hợp một trong các bên tham gia hợp đồng làm việc có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên còn lại trước ít nhất 03 ngày làm việc để các biên tiến hành thỏa thuận (quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Viên chức 2010 và khoản 3 Điều 20 Nghị định 115/2020/NĐ-CP).

Trường hợp 2 bên thống nhất về nội dung thay đổi thì tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc bằng 1 trong 02 cách sau:

- Ký phụ lục hợp đồng làm việc có những nội dung thay đổi;

- Ký hợp đồng làm việc mới có những nội dung thay đổi

Trong trường hợp 02 bên không tiến hành thỏa thuận và thống nhất được thì trong thời gian tiến hành thỏa thuận, các bên vẫn phải tuân thủ điều khoản trong hợp đồng đã ký.

Trên đây là toàn bộ nội dung về hợp đồng làm việc theo quy định pháp luật. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã nắm rõ cách trình bày và các loại hợp đồng làm việc phổ biến hiện nay nhé.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử là gì? Quy định về hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử

Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử EFY Việt Nam

ThuongNTH

Tin tức liên quan