Hợp đồng đào tạo nghề là gì? Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề

Hợp đồng đào tạo nghề là gì? Quy định về nội dung của hợp đồng đào tạo nghề mới nhất hiện nay. Tham khảo bài viết dưới đây của eCONTRACT để có thêm thông tin hữu ích nhé.

1. Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

Đào tạo nghề là hoạt động giảng dạy và học để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để người đó có thể tự tìm kiếm được công việc hoặc tự được việc làm sau khi kết thúc khóa học, giúp nâng cao trình độ tay nghề trong nghề nghiệp.

Hợp đồng đào tạo nghề là cam kết (bằng văn bản hoặc lời nói) của người đứng đầu cơ sở đào tạo, lớp đào tạo nghề, tổ chức, cá nhân với người tham gia khóa học đào tạo nghề (Căn cứ theo khoản 1 điều 3 và khoản 1 điều 39 luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014)

2. Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề

Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề

Trong hợp đồng đào tạo nghề sẽ bao gồm một số nội dung sau:

- Tên nghề đào tạo hoặc các kỹ năng cần đào tạo

- Thời gian hoàn thành khóa học đào tạo

- Địa điểm đào tạo 

- Mức học phí khóa học và hình thức thanh toán

- Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng

- Thanh lý hợp đồng

- Các thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp doanh nghiệp tuyển người lao động vào để đào tạo và trực tiếp tham gia quá trình làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp thì cần lưu ý các nội dung sau:

- Cam kết về thời hạn người học làm việc cho công ty

- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng người lao động sau khi học xong

- Thỏa thuận về mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm cho công ty trong thời gian đào tạo.

>>> Mẫu hợp đồng đào tạo nghề, học việc mới nhất tham khảo TẠI ĐÂY

3. Chương trình đào tạo nghề thường xuyên

Chương trình đào tạo nghề thường xuyên

Căn cứ theo khoản 1 điều 40 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014, chương trình đào tạo nghề thường xuyên được tổ chức với các chương trình:

(1) Chương trình đào tạo thường xuyên theo yêu cầu của người học, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

(2) Chương trình đào tạo 

(3) Chương trình chuyển giao công nghệ

(4) Chương trình đào tạo có thời gian dưới 3 tháng

(5) Chương trình đào tạo để lấy giấy chứng chỉ sơ cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp.

- Thời gian đào tạo tại mục (1), (2), (3), (4) theo yêu cầu của từng chương trình phù hợp với từng đối tượng học viên

- Thời gian đào tạo đối với chương trình tại mục (5) có thể dài hơn theo quy định tại điều 33 luật giáo dục nghề nghiệp 2014

4. So sánh hợp đồng thử việc và hợp đồng đào tạo

 

Tiêu chí

Hợp đồng thử việc

Hợp đồng đào tạo

Giao kết hợp đồng

Doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận ký hợp đồng thử việc 

Doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động đang làm việc hoặc tuyển người vào đào tạo để sau đó làm việc cho mình.

Tính chất hợp đồng

Thời gian thử thách người lao động có đáp ứng được tính chất công việc hay không.

Doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình (hoặc cả kinh phí do đối tác tài trợ) để trực tiếp hoặc thuê tổ chức đào tạo NLĐ bên mình.

Nội dung hợp đồng

Nội dung hợp đồng thử việc dựa trên cơ sở tinh giảm một số yêu cầu của hợp đồng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung sau:

– Nghề đào tạo;

– Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;

– Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;

– Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

– Trách nhiệm của người sử dụng lao động;

– Trách nhiệm của người lao động.

Thời hạn hợp đồng

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc theo quy định của Pháp luật

Theo sự thỏa thuận của hai bên

Tiền lương

Tiền lương do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó 

Có thể trả lương hoặc không tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Kết thúc hợp đồng

Việc kết thúc hợp đồng diễn ra khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động.

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu.

Khi hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện.

Số lần ký kết hợp đồng

Mỗi vị trí công việc chỉ được thử việc một lần, không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Thỏa thuận giữa hai bên

 

Trên đây là những nội dung tổng hợp liên quan đến hợp đồng đào tạo nghề là gì? Nội dung của hợp đồng đào tạo nghề và các vấn đề có liên quan khi thực hiện hợp đồng. Nếu còn bất kỳ thông tin thắc mắc nào, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Tìm hiểu: Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Là Gì?

[CẬP NHẬT] - Các loại hợp đồng dân sự thông dụng hiện nay

HopLTT

Tin tức liên quan