[Giải đáp] Khi nào công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng là vấn đề rất nhiều người lao động quan tâm. Đặc biệt trong năm 2023, nhiều công ty lấy lý do làm ăn thua lỗ nên cắt giảm nhân sự. Điều này khiến rất nhiều người lao động lâm vào cảnh thất nghiệp. Cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu các quy định liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Định nghĩa chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định
Chấm dứt hợp đồng lao động được hiểu là sự kết thúc các mối quan hệ về quyền, nghĩa vụ của các bên, trong quan hệ lao động. Chấm dứt hợp đồng có thể là do thỏa thuận hoặc hợp đồng đã hết thời hạn mà không tiếp tục gia hạn.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể thể hiện khía cạnh khác khi mà các bên tự ý thực hiện chấm dứt hợp đồng không đúng theo quy định pháp luật. Dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu tới người lao động cùng người sử dụng lao động.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ)
Trong quá trình làm việc mà bên người sử dụng lao động vi phạm các quy định đã thỏa thuận thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và ngược lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mà bên bị đơn phương chấm dứt không vi phạm các quy định thì bên đơn phương chấm dứt phải tuân theo các quy định và báo trước.
2. Quy định về chấm dứt hợp đồng lao động
Quy định về chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật
Theo quy định tại Điều 34 Bộ Luật lao động 2019, 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) cụ thể:
(1) Hết hạn HĐLĐ, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 177 bộ luật này;
(2) Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;
(3) Người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
(4) Người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do;
(5) Người lao động là người nước ngoài làm việc tại VN nhưng bị trục xuất theo quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
(6) Người lao động mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết;
(7) Người sử dụng lao động bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc chết.
(8) Người sử dụng lao động là công ty, doanh nghiệp bị cơ quan chuyên môn thông báo không có người đại diện theo pháp luật hay người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
(9) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;
(10) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng;
(11) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng;
(12) Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động người nước ngoài;
(13) Thỏa thuận thử việc mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
3. Các trường hợp công quy có quyền và không có quyền chấm dứt hợp đồng lao động
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng
3.1. Trường hợp công ty có quyền chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với người lao động
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao;
- Người lao động phải điều trị liên tục 12 tháng do ốm đau hoặc xảy ra tai nạn đối với hợp đồng không xác định thời hạn và điều trị liên tục 6 tháng đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 - 36 tháng; Khi người lao động đã hồi phục sức khỏe thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xem xét lại để tiếp tục giao kết hợp đồng;
- Người sử dụng lao động phải cắt giảm lao động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thiên tai, dịch bệnh hoặc tuân theo chỉ thị của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Người lao động vắng mặt tại nơi làm việc quá thời hạn quy định tại Điều 31 bộ luật này;
- Người lao động đến tuổi về hưu, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
- Người lao động tự ý không làm việc từ 05 ngày trở lên;
- Người lao động không cung cấp thông tin thành thật.
3.2. Trường hợp người sử dụng lao động không có quyền chấm dứt hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động không có quyền chấm dứt hợp đồng khi:
- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang được điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền;
- Người lao động đang nghỉ hằng năm hoặc nghỉ việc riêng, trường hợp khác được người sử dụng lao động chấp thuận;
- Người lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Thời hạn thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng cho người lao động
Thời hạn thông báo cho người lao động về chấm dứt hợp đồng
Khi tiến hành chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước một khoảng thời gian. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động, thời gian thông báo cho người lao động được quy định như sau:
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn từ 12 - 36 tháng;
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng và các trường hợp khác;
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì phải thông báo trước thời hạn được Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải thực nghĩa vụ:
- Nhận người lao động quay lại làm việc theo hợp đồng và trả tiền lương, đóng BHYT, BHXH, BHTN trong những ngày người lao động không được làm việc, cộng thêm một khoản tiền tối thiểu bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng;
- Trong trường hợp người lao động không muốn quay lại làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật này. Thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc chấm dứt hợp đồng cho người lao động;
- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao động quay lại làm việc và người lao động đồng ý. Thì ngoài tiền phải trả theo quy định và trợ cấp thôi việc, người lao động sẽ được nhận thêm khoản bồi thường bằng ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng.
Trên đây là nội dung liên quan đến những quy định về việc công ty chấm dứt hợp đồng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động đều cần áp dụng đúng những quy định này để không mất quyền lợi của mình.
Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.
✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp
KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893
KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900
Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số
Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract
Hợp đồng lao động điện tử là gì? Quy định về ký hợp đồng lao động điện tử
Thanh lý hợp đồng lao động là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất
ThuongNTH