Hợp đồng EPC là gì? Nguyên tắc và lưu ý khi ký hợp đồng EPC

Hợp đồng tổng thầu EPC là loại hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình trong dự án đầu tư xây dựng. Khi lập hợp đồng EPC cần lưu ý một số các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. Cùng EFY-eCONTRACT tìm hiểu về hợp đồng EPC ngay trong bài viết dưới đây nhé.

1. Hợp đồng EPC là gì?

Thế nào là hợp đồng EPC?

Hợp đồng EPC (Engineering Procurement and Construction) theo ý nghĩa của các thuật ngữ:

- Engineering: Thiết kế

- Procurement: Cung ứng vật tư

- Construction: Công trình xây dựng

Như vậy, theo ý nghĩa các thuật ngữ và định nghĩa được quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP hợp đồng EPC là hợp đồng thiết kế và cung ứng thiết bị công nghệ và thi công xây dựng. Các bên tham gia ký kết để thực hiện công việc về thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ để thi công xây dựng và hạng mục công trình.

Như vậy, hợp đồng EPC khác với hợp đồng thông thường là hợp đồng thông thường sẽ tách riêng từng hạng mục về thiết kế và cung ứng thiết bị. Trong khi đó, hợp đồng EPC sẽ bao gồm toàn bộ điều khoản về các hạng mục trên. Hợp đồng EPC được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và được áp dụng hầu hết trong các dự án công nghiệp có chủ đầu tư trong, ngoài nước.

Tổng thầu EPC là gì?

Trong dự án xây dựng, chủ đầu tư có thể ký kết hợp đồng với một nhà thầu hoặc nhiều nhà thầu nhỏ để chịu trách nhiệm hoàn thành các công việc được giao. Nhà thầu trúng gói thầu EPC sẽ chịu trách nhiệm hoàn thiện công trình về các hạng mục: thiết kế, mua sắm vật tư - thiết bị, thi công công trình và chạy thử nghiệm thu đến khi bàn giao công trình.

Tổng thầu EPC có thể tự thực hiện tất cả hạng mục trên hoặc thuê các nhà thầu phụ để triển khai các hạng mục khác nhau. Nếu tổng thầu và nhà thầu thực hiện ký hợp đồng với một hoặc các nhà thầu phụ, các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp nhận.

Đơn vị phải chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng và chủ đầu tư phải thực hiện thanh toán đầy đủ theo hợp đồng đã ký kết.

2. Nguyên tắc khi ký hợp đồng EPC

Nguyên tắc khi ký hợp đồng EPC cần lưu ý

Khi lập hợp đồng EPC các bên liên quan cần đảm bảo thực hiện theo đúng các nguyên tắc ký kết dưới đây:

- Người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức của hợp đồng EPC cho các dự án, gói thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hiệu quả của dự án xây dựng;

- Hợp đồng EPC chỉ áp dụng với các dự án, gói thầu cần rút ngắn thời gian thi công hoặc dự án yêu cầu cao về kỹ thuật, công nghệ và đảm bảo đồng bộ từ khâu thiết kế, cung cấp trang thiết bị, thi công cho đến vận hàng, bàn giao công trình hoàn thành;

- Bên nhận thầu phải đảm bảo đủ điều kiện cả về kinh nghiệm, năng lực tài chính, hành nghề với toàn bộ hạng mục công việc (thiết kế, cung ứng trang thiết bị, dịch vụ đào tạo, vận hành, chuyển giao công nghệ, thi công) dựa trên yêu cầu của hồ sơ mời thầu

- Bên nhận thầu không được giao cho nhà thầu phụ quá 60% khối lượng công việc thi công

- Việc quản lý chi phí hợp đồng EPC không được vượt quá mức của hợp đồng theo đúng thỏa thuận

- Hồ sơ thiết kế của dự án, gói thầu được áp dụng hợp đồng EPC phải đáp ứng yêu cầu theo Luật Xây dựng

- Việc ký kết và quản lý hợp đồng phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng

3. Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng EPC

Những lưu ý khi ký kết hợp đồng EPC bạn cần biết

3.1. Trước khi ký kết hợp đồng 

Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, thiết kế và thi công công trình EPC, các bên cần lưu ý một số nội dung bắt buộc cần nêu rõ trong hợp đồng gồm:

- Phạm vi công việc dự kiến phải thực hiện theo nội dung hợp đồng

- Vị trí xây dựng, hướng tuyến, loại, quy mô công trình, công suất và năng lực khai thác sử dụng

- Thông tin về các điều kiện địa chất, điều kiện tự nhiên tại khu vực thi công

- Yêu cầu về thiết kế xây dựng và thông số thiết kế ban đầu

- Phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, thương mại cùng xuất xứ của thiết bị

- Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật và ngoài phạm vi của công trình, các biện pháp chống cháy nổ thuộc phạm vi của gói thầu

- Giải pháp xây dựng và vật liệu được cho phép sử dụng tại công trình

- Yêu cầu quản lý chất lượng, chạy thử, nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình

3.2. Khi ký kết hợp đồng

Hợp đồng EPC chỉ được ký kết khi đáp ứng đầy đủ nguyên tắc ký hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật. Bên nhận thầu hợp đồng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có đăng ký kinh doanh phù hợp với nội dung công việc

- Có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện công việc

- Có năng lực tài chính đáp ứng yêu cầu

Việc ký kết hợp đồng EPC căn cứ vào các yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu,... Đảm bảo thời gian ký kết phù hợp với tiến độ chung và hiệu quả thực hiện dự án xây dựng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về hợp đồng EPC. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã nắm được các quy định của hợp đồng điện tử để lập và ký kết hợp đồng EPC chặt chẽ, tuân thủ quy định pháp luật.

Để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và báo giá cụ thể, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY.

https://econtract.efy.com.vn/main/download/getckfinderimage?path=/files/DangKy-011.png

 

✅ Hoặc ngay để được hỗ trợ trực tiếp

Tổng đài: 19006142 / 19006139

KV Miền Bắc - (Mr Hưng): 0911670826 - (Ms Hằng): 0911 876 893

KV Miền Nam - (Ms Thùy): 0911 876 899 / (Ms Thơ): 0911 876 900

Hợp đồng điện tử EFY-eCONTRACT - Bỏ ký tay, thay ký số

NỘI DUNG LIÊN QUAN


Hợp đồng điện tử E-Contract Là Gì? Quy Định Của Pháp Luật Về Tính Pháp Lý Của Hợp Đồng Điện Tử E-Contract

Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng từ 1/7/2023

Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử EFY Việt Nam

ThuongNTH

Tin tức liên quan